News

Những sự cố khi thi công ép cọc nhà dân cần phải biết

Thứ tư - 18/03/2020 08:36
Cọc lệch khỏi đài, nguyên nhân do ép sai thiết kế. Trong xây dựng nhà thì khâu làm móng là khâu quan trọng bậc nhất vì móng có chắc nhà mới vững, hiện nay giải pháp làm móng chắc phổ biến và thông dụng nhất là khoan ép cọc bê tông. Tuy nhiên, bạn nên đọc bài viết này để hiểu cách xử lý khi gặp những sự cố có thể xảy ra trong quá trình ép cọc.
 

 

Quá trình ép cọc bê tông được thực hiện sau khi cọc được đúc sẽ dùng giàn ép xuống từ vị trí theo thiết kế. Do cọc bê tông được đúc trước nên có thể kiểm tra chất lượng cọc nhưng do đối tượng thực hiện là các tầng địa chất sâu dưới mặt đất, khó xác định, đánh giá nên khó dự đoán sẽ xảy ra sự cố hay gây thiệt hại cho chủ công trình hay khu vực xung quanh.

Sự cố từ nguyên nhân chủ quan (có thể hạn chế được)

  • Cọc ép xuống bị nghiêng (>1°) do bên thi công tiến hành ép cọc bê tông không chính xác.
  • Cọc bê tông bị vỡ do chất lượng cọc không đảm bảo hoặc ép vượt quá tải trọng. Với phương pháp ép cọc, cọc bê tông phải được đúc trước nên chủ công trình cần giám định chất lượng cọc trước khi cho ép.
  • Cả 2 trường hợp trên, khi phát hiện sự cố, cách khắc phục duy nhất là ép bù hoặc bổ sung cọc mới (do bên thiết kế chỉ định) tốn kém và mất thời gian. Sự cố dạng này phải được hạn chế tối đa.
 
Công trình đang thi công ép cọc.

Sự cố do khách quan:

  • Không thể ép xuống thêm (khi chưa đặt độ sâu thiết kế) mặc dù lực ép (áp lực ép) đã đạt. Lúc này cần giảm tốc độ ép, tăng dần lực ép nhưng không vượt quá định mức. Nếu không có kết quả phải tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân để xử lý.
  • Nếu sự cố là do cọc ép bị lớp cát hạt trung ép chặt thì chờ 1 thời gian cho độ chặt này giảm xuống rồi ép tiếp.
  • Nếu trường hợp gặp dị vật, vỉa sét cứng bất thường thì phải khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
  • Nếu do địa chất có các lớp cát khá dày, tạo ra sự chối giả, tăng lực ma sát xung quanh cọc, tăng sức chống mũi thì càng ép xuống càng chặt, càng khó ép. Trường hợp này phải thực hiện ép cọc bằng phương pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có xối nước.
  • Trường hợp cọc đã ép hết độ sâu nhưng áp lực cọc chưa đủ.
  • Trường hợp này thường do đất yếu, xử lý bằng cách nối thêm cọc và ép đến khi đạt áp lực cần thiết.
 

Ngoài ra, việc ép cọc bê tông có thể gây một số ít tác hại ảnh hưởng tới những căn hộ liền kề. Nguyên nhân có thể là:

  • Nền móng nhà liền kề yếu.
  • Không thực hiện công tác khoan dẫn có thể gây ra sự đùn đất lún, nứt, phồng nền nhà bên cạnh.
 
 
 

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây