News

Khái niệm và tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng

Thứ sáu - 24/04/2020 10:39
Trong xây dựng, tường thu hồi là một trong số những bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, thông thường tường thu hồi đầu biên nên xây 220m và tường thu hồi giữa xây 105mm là tốt nhất.


Kết cấu chịu lực của mái nhà phải đảm bảo chịu được tác động của tải trọng tĩnh cũng như tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp, đồng thời bắt buộc phải có khả năng chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa, và bảo trì. Vì thế để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi thì cần phải bổ trụ, thông thường khoảng 2m nên bổ trụ tại vị trí gác xà gồ.

 
Khái niệm và tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng
Tường thu hồi là khái niệm phổ biến trong xây dựng
 

Theo các Kiến Trúc Sư tường thu hồi nên để thép chờ liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá 4m, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo. Kết cấu chịu lực của tường thu hồi trong xây dựng có thể được làm bằng các vật liệu gỗ, thép, bê tông cốt thép.

Cấu tạo tường thu hồi bao gồm những gì?

Theo khái niệm tường thu hồi thường được xây bằng gạch và đá là chủ yếu với góc nghiêng phụ thuộc vào góc nghiêng của mái. Thông thường đối với mái nhà có độ dốc lớn hoặc được giật cấp với độ nghiêng lớn thì việc thiết kế và thi công tường thu hồi cần phải đảm bảo được kết cấu của mái.

Nếu là nhà cấp 4, tường thu hồi thường là tường 110mm có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ, nên làm cửa thông gió vừa để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, vừa đảm bảo độ thoáng mát và nên xây giật cấp lớn là phương án hợp lý nhất.
 

khai niem va tac dung cua tuong thu hoi mai trong xay dung 1

Kết cấu chi tiết của tường thu hồi
 

Kết cấu tường ngang xây thu hồi của công trình được cho là giải pháp kinh tế hữu hiệu tuy nhiên nên lưu ý chiều rộng của các bước gian bị hạn chế ( tốt nhất nên nhỏ hơn hoặc bằng 4m). Vì vậy trong trường hợp cần làm các bước gian rộng thì nên dùng hình thức cầu phong, kèo hoặc dầm nghiêng thay thế.

Để tạo kết cấu mang lực của mái nhà, trong quá trình thiết kế thi công có thể lợi dụng các tường ngang chịu lực và xây tường thu hồi theo dạng thu hồi tức là nghiêng theo dốc để gác xà gồ lên. Tường thu hồi chịu lực dùng tường ngang chịu lực xây thu hồi để làm kết cấu đỡ mái, trên tường thu hồi đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè.
 

Tường thu hồi bên ngoài được bao quanh với độc dốc khoảng 60% dày 200mm, tường thu hồi ngăn phòng có thể dày 110mm. Theo các KiếnTrúc Sư, các công trình thiết kế nhà ở, biệt thự, nếu đã đổ mái bằng ở dưới rồi thì tường thu hồi được xây khá đơn giản và có thể xây bằng tường 10 để giúp khối lượng tường nhẹ đi và đỡ tốn kém chi phí khi xây dựng.

Tác dụng của tường thu hồi mái trong xây dựng

Là một trong số những bộ phận kết cấu chịu lực cho công trình, tường thu hồi có tác dụng cơ bản sau đây

  • Đỡ vì kèo, đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái
  • Phân bố trọng lực đều hơn cho mái và giữ được hình dáng chuẩn như trong bản thiết kế. Theo đó thanh đỡ mái được thi công dựa vào kiến trúc của tường thu hồi.
 

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây